VẾT BẨN CỦA  

COTTON THƯỜNG

Chồng của Yogita Kanhaiya, một nông dân trồng cotton theo phương pháp thông thường, đã không còn ở cạnh con của mình để xem chúng khôn lớn. Hành trình trồng bông cotton của anh đã không diễn ra như mong đợi, để rồi lâm vào cảnh nợ nần chồng chất đến mức anh đã phải chọn cái chết. Bố chồng của Yogita, cũng là một người nông dân trồng cotton, đã có quyết định tương tự vào 8 năm trước đó, trở thành nạn nhân của những chi phí quá cao cho việc trồng cotton thường nhưng không gặt hái được gì nhiều dù đã bỏ ra nhiều công sức. Câu chuyện của họ không phải quá xa lạ tại vành đai cotton Tây Ấn Độ, nơi mà cứ 8 giờ trôi qua là có 1 người nông dân trồng cotton tự tử (CNN, 2015).

Đây chỉ là một trong vô vàn điều xấu xí về ngành cotton thông thường. Phương pháp trồng cây bông cotton theo kiểu truyền thống đang gây tổn hại đến môi trường, gây thiệt hại cho những người lao động tại đấy, và ít hiệu quả hơn về chi phí so với sản xuất theo hướng hữu cơ. Vậy tại sao ngay từ đầu chúng ta lại chọn trồng bông cotton thường?

Là một loại vải được nhiều người dùng, cotton chiếm đến 50% nguyên liệu dùng để may áo trên toàn thế giới, tổng cộng 3 tỷ mặt hàng quần áo được sản xuất hàng năm. Là cây phi lương thực quan trọng nhất trên thế giới (ELD, 2017), ngành sản xuất cần đáp ứng yêu cầu rất cao về sử dụng bông cotton.Và vì thế, nông dân chuyển sang phương pháp thông thường, đặt năng suất cao lên hàng đầu.

Cotton thường, giống như các loại cây trồng thông thường khác, được trồng bằng hoá chất tổng hợp, nhân giống biến đổi gen và được sử dụng trong một loạt các sản phẩm công nghiệp khác. Hầu hết những bên trồng cây thông thường sử dụng một lượng hoá chất nông nghiệp lớn để tối đa hoá sản lượng tiềm năng, nhưng không quan tâm đến độ phì nhiêu của đất, đa dạng sinh học và sứck hoẻ của hệ sinh thái. Kết quả của việc cây trồng “to hơn, khoẻ hơn và nhanh hơn” là những chi phí lớn về môi trường và xã hội. Để nhìn cặn kẽ hơn, hãy phân tích thông tin dựa trên những con số…

Bông cotton chiếm 2.4% diện tích đất canh tác trên thế giới, nhưng người nông dân trồng cotton thông thường đã sử dụng

trong mỗi năm (PAN UK, 2017). Số lượng đó nhiều hơn bất kỳ vụ mùa chính nào khác. Tại Mỹ, cotton thông thường là cây trồng được bón nhiều thứ tư, sau bắp, lúa mì mùa đông, và đậu tương (USDA, 2003).

Côn trùng, nấm và các loài gây hại khác dần kháng lại được các loại thuốc trừ sâu trên thị trường, nên càng nhiều hoá chất độc hại ra đời. Khi thuốc trừ sâu càng mạnh, các loài côn trùng thụ phấn và những loài có ích khác càng ít khả năng sống sót. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm số lượng ong mật giảm mạnh (Carrington, 2021).

Hoá chất nông nghiệp làm ô nhiễm nguồn đất chúng ta dùng để trồng trọt, nước uống của chúng ta, và không khí xung quanh ta. Trên thực tế,


được thải ra mỗi năm vào bầu khí quyển từ việc sản xuất cotton thông thường trên thế giới (Soil Association, 2015).

Ngoài việc huỷ hoại môi trường, các hoá chất sử dụng trong việc canh tác cotton thông thường có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng– ung thư, bệnh thần kinh, các vấn đề về sinh sản – và thậm chí là tử vong chon hững người nông dân. Tại Benin, mỗi hộ nông dân trồng bông cotton thông thường sẽ mất trung bình

bắt nguồn từ các hoá chất nông nghiệp (ELD,2017).

Cotton thường cũng là một loại cây háu nước. Cần

(UNESCO-IHE, 2005). Để so sánh, một người trung bình sẽ mất 30 năm để uống cùng một lượng nước tương tự. 

Những nông trại trồng cotton thường cũng thường được trồng tại những nơi thiếu nước ngọt và được tưới tiêu với hệ thống làm tổn hại bề mặt và cạn kiệt nước ngầm. Điều này phá vỡ hệ sinh thái nước tự nhiên, giảm chất lượng nước, gây ra tình trạng khan hiếm nước. Cotton thường không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, mà còn mang lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Chỉ trong năm 2013,

tại Ấn Độ (CNN, 2015). Điều này xảy ra mới 44 người nông dân trong một ngày. Những người trồng loại cotton này thường sống ởcác nước đang phát triển, làm việc rất nhiều giờ, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, và nhận về vài đồng lương ít ỏi. Thu nhập của họ quá thấp, nhiều người phải gánh những khoản nợ ngày càng lớn, đến mức không thể kiểm soát. Với yếu tố khác như biến đổi khí hậu, giá cotton giảm và cạnh tranh gay gắt làm cuộc sống của người nông dân canh tác cotton thông thường lại càng thêm khó khăn.

NGUYÊN LIỆU THAY THẾ

Một điều chắc chắn rằng bông cotton thông thường không bền vững. Vậy chúng ta có những lựa chọn nào thân thiện với môi trường hơn? Hãy nhớ rằng, không có gì là hoàn hảo cả. Những lựa chọn thay thế chúng tôi liệt kê dưới đây mang tính bảo vệ sinh thái hơn cotton thông thường, nhưng mỗi loại đều có những hạn chế riêng.


Cotton Hữu Cơ

Người nông dân trồng cotton hữu cơ sẽ dựa vào luân canh, các giống có sức chống chịu khác nhau, và những côn trùng có ích để kiểm soát sâu bệnh, dinh dưỡng đất và các bệnh lây truyền qua đất. Cotton hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp và độc hại, do đó giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường mà chúng ta thấy môi trường canh tác cotton thông thường. Nếu những người trồng cotton thông thường đều chuyển qua phương pháp hữu cơ thì tình trạng nóng toàn cầu vì trồng cotton sẽ giảm đến 46% (Soil Association, 2015)

Cây Gai Dầu

Vải làm từ cây gai dầu giữ ấm tốt vào mùa đông, thoáng mát trong mùa hè, và thậm chí bảo vệ bạn khỏi tia UV có hại. Là một loại cỏ dại tự nhiên, cây gai dầu dễ dàng phát triển mà không cần đến thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu. Cây làm sạch đất bằng cách liên kết các kim loại nặng với chất xơ của nó, rễ gắm sâu trong lòng đất làm thoáng khí trong đất một cách tự nhiên, và lá cây gai dầu bổ sung chất hữu cơ cho khu vực trồng. Cây gai dầu dùng ít nước hơn 50%, và có thể tạo ra gấp đôi năng suất sợi trên một hecta so với cotton.

Linen

Linen là loại vải sang trọng của mùa hè, tuyệt vời để đi dạo trong vùng nhiệt đới và khám phá khu rừng rậm. Vải nhẹ và chắc, thấm hút ẩm và có khả năng tự nhiên kháng sâu mọt và vi khuẩn.

Vải linen được kéo thành sợi từ cây lanh, có thể mọc ở đất kém chất lượng. Cậy cần rất ít thuốc trừ sâu và ít nước, và khi các sợi lạnh không bị nhuộm, vải linen 100% có thể phân huỷ sinh học.

Tre

Tre nhẹ, bền, thoáng mát và mềm tự nhiên, là một sự thay thế tuyệt vời cho cotton. Vải thấm nhiều nước hơn, có nhiều đặc tính chống tĩnh điện và khử mùi tốt hơn vải cotton.

Tre lớn nhanh và chịu hạn tốt. Cây hấp thụ lượng khí nhà kính gấp 5 lần và thải ra khí oxy hơn 35% so với những cây tương tự. Cây tre cải thiện độ phì nhiêu của đất, hạn chế xói mòn và có thể dễ dàng phát triển mà không cần tưới nước, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt côn trùng.

Lyocell (TENCEL)

Lyocell chắc chắn, hút ẩm hiệu quả và cực kỳ mềm mại và dễ chịu cho da. Lyocell thường được pha chung với các loại sợi khác – cotton, polyester, acrylic, len và lụa – để tặng độ mềm mại và thoải mái cho vải. Lyocell thấm hút hơn 50% so với cotton và có đặc tính hút ẩm và chống vi khuẩn.

Là một loại sợi mang tính đổi mới, lyocell được tạo ra bằng cách hoá tan bột gỗ, thường được lấy từ những cây bạch đàn được nuôi trồng bền vững. Khẩu sản xuất đòi hỏi ít năng lượng và nước hơn cotton, và các hoá chất được tái chế để giảm chất thải nguy hiểm.

CÙNG ĐẨY LÙI COTTON THƯỜNG

Lựa chọn các loại vải bền vững hơn không phải là điều duy nhất bạn có thể làm để đẩy lùi cotton thông thường ra khỏi ngành thời trang. Dưới đây là những cách để giữ vững lập trường và tạo ra thay đổi tích cực:

  • Fair Wear Foundation là một động thái tin rằng những bộ quần áo bền vững không những tốt cho trái đất, mà còn tốt cho những người làm ra chúng. Bằng việc hỗ trợ các thương hiệu thành viên của Fair Wear, bạn cũng đang tham gia vào việc cải thiện cuộc sống và môi trường làm việc của mọi người trong chuỗi cung ứng này.
  • Fashion Revolution đang thực hiện nhiêm vụ xem xét tỉ mỉ các hoạt động của ngành thời trang, nâng cao nhận thức về các vấn đề cấp bách, và khuyến khích một tương lai đạo đức, bền vững và minh bạch cho thời trang. Đây là nơi tuyệt vời để bạn học hỏi thêm về ngành thời trang và tìm hiểu cách bạn có thể tạo ra sự khác biệt.
  • Certified B Corporations tụ họp những doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về hoạt động được công nhận về xã hội và hoạt động môi trường, tính minh bạch và đáng tincậy. Khi mua hàng từ B Corp, bạn có thể an tâm rằng sản phẩm của họ được làm với sự cân nhắc kỹ lưỡng đến môi trường và những người tham gia vào quá trình.

Hãy chung tay chống lại việc sử dụng vải cotton thông thường, và vì một tương lai tốt đẹp hơn cho ngành thời trang.


Nguồn Thông Tin

Carrington, Damian (2021). Insect populations suffering death by 1,000 cuts. Available from: https://www.theguardian.com/environment/2021/jan/11/insect-populations-suffering-death-1000-cuts-scientists

Chapagain, Hoekstra, Savenije & Gautam (UNESCO-IHE, 2005). The water footprint of cotton consumption. Available from: https://waterfootprint.org/media/downloads/Report18.pdf

The Economics of Land Degradation (ELD, 2017). A case study from the municipality of Banikoara, Benin: The economics of conventional and organic cotton production. Available from: https://www.greengrowthknowledge.org/sites/default/files/downloads/best-practices/ELD_Benin.pdf

PAN UK (2017). Empowering cotton farmers in Africa. Available from: http://www.pan-uk.org/cotton/

Pokharel, Sugam (CNN, 2015). Why India’s cotton farmers are killing themselves. Available from: https://edition.cnn.com/2015/04/19/asia/india-cotton-farmers-suicide/index.html

Soil Association (2015). Cool Cotton: Organic cotton and climate change. Available from: https://www.soilassociation.org/media/11662/coolcotton.pdf

S. Department of Agriculture (USDA, 2003). Agricultural Chemical Usage: 2003 Field Crop Summary.

    Bạn cũng có thể thích những sản phẩm này của chúng tôi

    Cotton hữu cơ

    Khám phá