THỜI TRANG BỀN VỮNG
NĂM 2023

Thời trang bền vững lần đầu tiên được đưa vào văn hóa đương đại bởi người hippie vào những năm 1970, là những người ưa thích quần áo cũ, thủ công, sản xuất tại địa phương và sản phẩm không dùng thuốc trừ sâu. Phong trào dần thu hút được sự chú ý c ho đến năm 2013 khi thảm kịch Rana Plaza xảy ra tại Bangladesh và làm nổi bật lên sự vô nhân đạo và phi đạo đức của ngành sản xuất hàng may mặc. Bên cạnh điều kiện làm việc tồi tệ, người tiêu dùng trở nên nhận thức rõ hơn về sự lãng phí, khí thải và tiêu dùng quá mức của ngành công nghiệp thời trang.

Năm 2022 dần đi đến hồi kết, cùng điểm qua những gì cộng đồng thời trang và chính phủ trên toàn thế giới đã làm để cải thiện sự bền vững của thời trang trong năm qua và cùng thảo luận xem những dự định sẽ xuất hiện trong cửa hàng của năm 2023

THỜI TRANG BỀN VỮNG NĂM 2022

Dễ dàng thấy rằng các phương pháp nhuộm dệt truyền thống tàn phá môi trường và gây ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe cho con người

(Nguồn)


Nhờ vào luật mới cứng rắn ở Trung Quốc vào năm 2021, gần như mọi công ty liên quan đến sản xuất thuốc nhuộm tổng hợp đã tạm dừng hoạt động kể từ đó. Do những lần đóng cửa này, cùng với các quy định và luật về môi trường nghiêm ngặt và hiệu quả hơn, ngành thời trang đã phải chuyển sang các giải pháp xanh hơn cho thuốc nhuộm dệt may. Các kỹ thuật mới hơn, thân thiện với môi trường bao gồm Ecofoot hybrid pigments, Recycrom powder dyes, ECOFAST Pure cotton pretreatment, ColorZen raw cotton pretreatment, Colorfix microbesAvitera fabric dyes.

Từ những chiếc túi gói đồ riêng lẻ cho từng sản phẩm, đến các hộp đồ hoặc túi đựng đồ cho toàn bộ đơn hàng, các đơn hàng online thường chứa đầy nhựa và phần lớn chúng không được sử dụng đến và bị vứt đi ngay khi hàng được giao.

Trong năm qua, các hãng thời trang đã nỗ lực sử dụng bao bì bền vững hơn, đặc biệt sau sự trỗi dậy của thương mại điện tử trong thời kỳ đại dịch. Không chỉ thiết kế bao bì trở nên tối giản hơn, mà các thương hiệu thời trang lớn như GucciBurberry, hiện đang sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường hơn. Các nhà sản xuất bao bì, như The Better Packaging Company, đang cung cấp các lựa chọn thay thế có thể phân hủy và tái chế, bao gồm túi, bưu phẩm, lớp lót, nhãn và băng dán.

Rất lâu sau thảm kịch Rana Plaza, công nhân may mặc vẫn bị buộc phải làm việc hơn 60 giờ mỗi tuần và phải nhận mức lương rất thấp.

Photo Credit: The Green Hub

 

Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, Dự luật Thượng viện 62 ở California (Senate Bill 62 in California) yêu cầu các nhà máy trả lương theo giờ cho công nhân may mặc, thay vì trả cho mỗi sản phẩm được sản xuất. Điều này buộc các công ty thời trang phải chịu trách nhiệm về hành vi ăn cắp tiền lương trong chuỗi cung ứng của họ, áp đặt $200 tiền bồi thường thiệt hại cho mỗi nhân viên trong mỗi kỳ lương mà họ được trả theo tỷ lệ sản phẩm. Đây là tiền lệ cho sự thay đổi trong ngành thời trang trên toàn cầu.


Bên kia đại dương, vào ngày 22 tháng 6 năm 2022, Liên minh Châu u đã thiết lập Quy định về thiết kế sinh thái cho sản phẩm bền vững (Ecodesign for Sustainable Products Regulation - ESPR) mới, một chỉ thị nhằm cải thiện tính minh bạch trong các sản phẩm dự định bán trên thị trường EU.


Doanh nghiệp bắt buộc phải cung cấp thông tin về lượng nguyên liệu thô không bền vững đã được sử dụng và thông tin về tính hiệu quả của năng lượng và nguồn tài nguyên trong quá trình sản xuất, cũng như độ bền, khả năng tái chế, và lượng thải khí carbon ra môi trường của sản phẩm. Doanh nghiệp cũng phải tiết lộ chất thải mà họ tạo ra nếu bất kỳ mặt hàng nào không bán được bị loại bỏ khỏi thị trường.

CỬA HÀNG TRONG NĂM 2023 SẼ CÓ GÌ?

Đầu năm 2022, một liên minh ở New York đã đề xuất Đạo luật trách nhiệm xã hội và bền vững thời trang (Fashion Sustainability and Social Accountability Act). Nếu được thông qua, dự luật sẽ buộc tất cả các thương hiệu lớn như Prada, Armani và Zara phải chịu trách nhiệm về các tác động xã hội và môi trường của họ. Các công ty thời trang tạo ra doanh thu hơn 100 triệu đô la và bán sản phẩm của họ ở New York sẽ cần tiết lộ ít nhất 50% chuỗi cung ứng, khí thải nhà kính, lượng nước và hóa chất được sử dụng, và tổng khối lượng vật liệu họ sản xuất, cũng như mức lương công nhân trung bình và hành vi kinh doanh có trách nhiệm.


Ở cấp liên bang Hoa Kỳ, Đạo luật FABRIC được đề xuất (FABRIC Act- Fashioning Accountability and Building Real Institutional Change Act) sẽ áp dụng các biện pháp mới bảo vệ nơi làm việc và khuyến khích sản xuất, đưa quốc gia này trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về sản xuất hàng may mặc có trách nhiệm. Dự luật mới yêu cầu hồ sơ phải được lưu giữ trong toàn ngành và đảm bảo mức lương công bằng theo giờ cũng như tiền phạt nếu vi phạm luật lao động. Các công ty đưa hoạt động sản xuất hàng may mặc của họ trở lại Hoa Kỳ sẽ được giảm 30% thuế, vì làm như vậy sẽ giảm lượng khí thải quá mức từ việc nhập khẩu hàng may mặc.

Nếu Đạo luật Trách nhiệm Xã hội và Bền vững Thời trang và Đạo luật FABRIC được thông qua, chúng ta sẽ thấy tác động tích cực chưa từng có trong ngành thời trang ở cấp độ hệ thống toàn cầu.

TƯƠNG LAI BỀN VỮNG TẠI METISEKO

Tính bền vững và đạo đức đã ăn sâu vào ADN kinh doanh của chúng tôi. Tại mỗi bước đi, chúng tôi đều nỗ lực hạn chế những tác động tiêu cực của mình lên hành tinh và con người.

From the beginning, we have opted for non-toxic dyes and partnered with ethical textile printers. In 2022, we added Lãnh Mỹ A, traditional Vietnamese lacquer silk, to our new VERTICAL HANOI collection. The luxurious fabric is naturally hand-dyed black using the sap of the Diospyros mollis fruit, a meticulous process that has been handed down from one generation to the next.

Kể từ bộ sưu tập đầu tiên của chúng tôi vào năm 2011, chúng tôi đã sử dụng giấy tái chế được sản xuất tại địa phương để làm túi mua sắm, nhãn, tờ rơi và các tài liệu hỗ trợ tiếp thị khác. Mới vào năm 2022, sau một quá trình tìm kiếm kỹ lưỡng và lâu dài để tìm ra giải pháp thay thế xanh, phù hợp, chúng tôi đã thay thế túi nhựa polybag bằng loại túi được chứng nhận có thể phân hủy tại nhà, túi 0% nhựa có thể phần hủy 100%, 100% phân hủy sinh học, và 100% được làm tại Việt Nam.

Ngay từ đầu, Metiseko đã cung cấp mức lương công bằng, bảo hiểm y tế tư nhân, hiệp hội xã hội và các lớp học ngôn ngữ miễn phí cho nhân viên. Mọi người làm việc không quá 44 giờ mỗi tuần trong xưởng sạch sẽ, đủ ánh sáng và có điều hòa. Cũng như nhiều nhà bán lẻ khác, chúng tôi đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề trong suốt đại dịch. Bất chấp những khó khăn về dòng tiền, Metiseko quyết tâm giữ tất cả nhân viên của mình trong thời gian khó khăn này và chúng tôi tự hào nói rằng tất cả 55 nhân viên tính đến năm 2020 vẫn ở lại với công ty.

Metiseko đặt mục tiêu ngăn chặn và chuyển hướng chất thải dệt may nhiều nhất có thể. Thay vì vứt bỏ vải vụn, chúng tôi sử dụng chúng để làm khăn quàng cổ, dây buộc tóc và khẩu trang. Bất kỳ mặt hàng may mặc nào đã cũ hoặc bạc màu đều được giảm giá sâu. Những sản phẩm may mặc không bán được sẽ được gửi đến xưởng của chúng tôi, sau đó được tái sử dụng thành hàng hóa thông minh, không rác thải.
Second life for fabric scraps and damaged items.
Photo Credit: eternelhoian

Sắp tới năm 2023, Metiseko sẽ hợp tác với Piktina, một nền tảng thời trang bền vững tại Việt Nam, bằng việc đưa sản phẩm lên ứng dụng của họ và tham gia các sự kiện offline, chẳng hạn như trình diễn thời trang và hội thảo. Chúng tôi cũng sẽ bắt đầu quá trình để được chứng nhận GOTS-và xem xét trở thành thương hiệu đại sứ của BCorp.

Năm tới cũng là kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp, cũng như Việt Nam và Hà Lan. Sự kiện ở Pháp sẽ tập trung vào phong cách sống và thời trang, trong khi sự kiện ở Hà Lan sẽ tập trung vào tính bền vững. Chúng tôi đã được mời tham gia các sự kiện, hội nghị và trình diễn thời trang bền vững tại cả hai lễ kỷ niệm này.

LỜI KẾT

Mặc dù công chúng rất quan tâm đến thời trang bền vững, nhưng ngành này chỉ có thể đạt được những tiến bộ rõ rệt với sự thay đổi sâu sắc và có hệ thống. Chúng ta đang chứng kiến những cải thiện vào năm 2022, nhưng không phải ở tốc độ lý tưởng. Công nghệ mới hơn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, người lao động vẫn bị trả lương thấp và tính minh bạch vẫn chưa được rõ ràng. Với việc chính phủ các nước trên toàn thế giới đang bắt tay vào hành động, chúng ta hy vọng sẽ được chứng kiến ngành thời trang có những bước tiến có ý thức để hoạt động sản xuất trở nên thân thiện với hành tinh này và những cư dân của nó.

Bạn cũng có thể thích những sản phẩm này của chúng tôi

Cotton hữu cơ

Khám phá