BẬC THẦY TƠ LỤA

Được biết đến như là “Nữ Hoàng của Vải”, lụa là chất liệu sang trọng với độ bóng đặc trưng, bề mặt mềm mại tinh tế, và độ căng vải tuyệt vời. Lụa có khả năng đẩy nhiệt lượng dư thừa ra khỏi cơ thể trong những ngày hè oi bức, đồng thời hạn chế thất thoát nhiệt trong mùa đông lạnh giá, giúp bạn luôn mát mẻ và thoải mái quanh năm.

Tài liệu tham khảo đầu tiên về lụa có từ hơn 8,000 năm về trước tại Trung Quốc. Vật liệu này được đánh giá rất cao, chỉ dành riêng cho hoàng gia và được sử dụng như một hình thức tiền tệ. Sản xuất tơ lụa sau đó đã được lan rộng sang Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, trước khi hướng sang phía Tây đến Ấn Độ và Châu Âu dọc theo Con Đường Tơ Lụa huyền thoại. 

Quá Trình Sản Xuất Tơ Lụa

Các nghệ nhân lành nghề ở Việt Nam đã và đang dệt lụa qua hàng nghìn năm, nhiều ngôi làng đã tận tụy gắn bó với nghề chuyên sản xuất lụa tơ tằm, như Vạn Phúc ở miền Bắc, và Bảo Lộc ở miền Nam. Cả hai đều nằm ở trên cao với khí hậu mát mẻ, lượng mưa lớn và độ ẩm cao, tất cả gộp lại thành một nơi lý tưởng để trồng cây dâu nuôi tằm và sản xuất lụa.

Để làm ra lụa, dân làng sẽ nuôi con tằm. Con tằm sẽ được cho ăn lá cây dâu tằm, và sẽ phát triển to bằng ngón tay của người chỉ trong vòng 25 đến 30 ngày. Lúc này, chúng sẽ nhả ra một sợi tơ và cuộn thành một chiếc kén xung quanh mình để bảo vệ bản thân trong quá trình biến hóa.

Bước tiếp theo yêu cầu canh thời gian chuẩn xác. Dân làng phải thu gom sợi tơ trước khi con tằm phá kén trở thành bướm đêm. Họ chiết xuất sợi tơ bằng cách nhúng kén vào nước sôi, sau đó chải kén để tìm một đầu tơ lỏng và từ đó rút sợi tơ ra.

Sau đó, các sợi được xe thành chỉ một cách hiệu quả nhờ vào sự hỗ trợ của máy móc hiện đại trước khi được dệt thành vải. Phần lớn việc dệt vải tại Việt Nam được làm thủ công bằng khung cửi gỗ. Những người thợ dệt bậc thầy sẽ đan năm đến mười bộ chỉ lại với nhau trên khung dệt để tạo ra các họa tiết khác nhau và các biến thể vải riêng biệt.

Ví dụ, Lụa Habutai có kiểu dệt cơ bản (plain weave) với sự óng ánh sang trọng và cực kì mềm mại. Lụa Crepe có kiểu dệt mịn và chặt chẽ với bề mặt nhám mờ và kết cấu sần sùi đặc trưng. Và Silk Twill có đường gân chéo đặc trưng tăng thêm sự chặt chẽ và độ bền, cũng như kết cấu mềm mịn và độ bóng tuyệt vời.

KỸ THUẬT IN LỤA THỦ CÔNG

Đối tác lụa của Metiseko đến từ làng lụa Bảo Lộc nổi tiếng. Không chỉ các cuộn vải được làm tại ngôi làng này, mà các mẫu họa tiết của chúng tôi cũng được in bằng kỹ thuật in lụa thủ công tại đấy. Những nghệ nhân tại Bảo Lộc là một trong những người cuối cùng còn giữ được nét truyền thống này.

Họ bắt đầu bằng bước pha màu, trộn các sắc màu thô với bột đặc gốc nước để tạo ra màu sắc lý tưởng có độ nhất quán hoàn chỉnh. Sau khi hài lòng với hỗn hợp, họ chuyển sang các khung in.

Các họa tiết được chia ra thành nhiều lớp với nhiều khuôn màu khác nhau cho họa tiết đó – một khuôn cho một màu – và mỗi lớp được cố định trong một khung hình chữ nhật lớn.

Sau đó họ gắn vải lụa vào một chiếc bàn và cẩn thận đặt khung lên trên. Cạch! Với một đường kéo màu dứt khoát, phần màu nhuộm dày kia được trải đều, những sắc màu tuyệt đẹp ấy thấm vào vải lụa, ở bất cứ nơi nào mà khuôn màu cho phép. Họ sau đó kết thúc quá trình bằng cách luộc vải để giữ màu lâu và ngâm vải trong chất làm mềm để khôi phục độ mềm mại vốn có của lụa.

Metiseko tự hào được hỗ trợ các nghệ nhân dùng kỹ thuật in lụa thủ công tại Bảo Lộc. Nhìn vào trang phục lụa Metiseko của bạn và xem kỹ các chi tiết của họa tiết. Bạn có thể cảm thấy trân trọng sâu sắc hơn đối với trang phục ấy, khi biết rằng màu sắc được tạo nên từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công tại Bảo Lộc.

 

Bạn cũng có thể thích những sản phẩm này của chúng tôi

Lụa Dâu tằm

Khám phá