Nghệ Nhân Đúc Đồng

Với ngọn lửa củi truyền thống toả ra một cái nóng khó chịu, ông Chín Sang thận trọng làm ấm chiếc khuôn đúc cồng kềnh. Sau đó ông cho những miếng đồng vào khuôn đang trên lửa, cẩn thận kiểm tra kim loại đang hoá lỏng. Khoảng chừng 20 phút, ông dựa vào màu sắc của đồng sau khi nung để xác định chuyển sang bước đúc đồng. Sau nửa tiếng, ông đã có một chiếc chiêng đồng đẹp đẽ sau khi đúc thành công.

 

Trong vài ngày tới, ông sẽ thử chơi nhạc cụ này nhiều lần với cường độ khác nhau: gõ nhẹ lên chiêng sau đó lại gõ mạnh, gõ nhanh và chậm, và từ trung tâm ra ngoài rìa. Dựa vào các âm thanh đó, ông Sang có thể cảm nhận được chỗ bị dày hoặc bị mỏng, và sửa lại những chỗ đó. Công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm chỉ cao, và sẽ hoàn thành khi chiếc chiêng phát ra âm thanh hoàn hảo.

 

Ông Sang được truyền nghề lại từ cha mình, và cha của ông cũng được học nghề từ người cha, cứ như vậy qua nhiều thế hệ. Trên thực tế, người tại làng Phước Kiều ở miền Trung Việt Nam – nơi ông Sang đang sinh sống, đã giữ và phát triển nghề đúc đồng hơn 400 năm qua. Họ được biết đến với những chiếc chiêng đồng, một nhạc cụ được đánh giá cao của người dân tộc Tây Nguyên. Ngoài ra, làng Phước Kiều còn làm chuông, tượng, chân đèn, lư hương và nhiều sản phẩm khác. Đáng buồn thay, nhiều nghệ nhân đã bỏ nghề do thị trường cạnh tranh gay gắt và nhu cầu người mua cũng thấp. Đến hiện tại thì số lượng nghệ nhân đã giảm xuống, chỉ còn khoảng 100 người.

 

Tại Metiseko, chúng tôi luôn cố gắng hợp tác trực tiếp chặt chẽ với nghệ nhân địa phương, tôn vinh văn hoá và kỹ năng đặc biệt của họ. Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng của những nghệ nhân tại Phước Kiều và cảm thấy có trách nhiệm phải gìn giữ truyền thống ấy. Bằng cách tạo ra dòng sản phẩm trang sức bằng đồng, chúng tôi có thể hợp tác với các nghệ nhạn trong làng, tạo điều kiện cho nghệ nhân đúc đồng có thể tiếp tục hoạt động nghệ thuật này và ngăn chặn ngọn lửa làm đồ đồng ở Phước Kiều bị dập tắt.

 

Quá trình làm trang sức bằng đồng sẽ có vài bước khác với kỹ thuật của ông Sang. Thay vì nung rồi đúc đồng, họ sử dụng những tấm đồng lớn. Họ khắc lên miếng kim loại ấy bằng búa và đinh để sao chép những hoạ tiết của chúng tôi theo hướng đơn giản hơn. Trong quá trình này, người nghệ nhân sẽ điều chỉnh lực mạnh nhẹ với để tăng độ chính xác và kỹ năng để đặt được kết cấu bề mặt như mong muốn.

 

Để “dệt” kim loại với lụa, một số đồ trang sức của chúng tôi sẽ yêu cầu được cắt đúng vị trí cần thiết. Sau khi hoàn thành, nghệ nhân đúc đồng sẽ uốn tấm đồng thành hình dạng cuối cùng. Kết thúc bằng việc chà nhám đồ trang sức để làm trơn và mịn các góc cạnh bị thô, và đánh bóng bề mặt cho mịn và sáng bóng.

Thành phẩm “trang sức dệt” hợp với chủ đề của bộ sưu tập của chúng tôi với những mảnh lụa đan xen cùng với các hoạ tiết đặc trưng.

Nếu có dịp ghé thăm Hội An, hãy thêm Phước Kiều vào trong hành trình của bạn. Ngôi làng nằm cách khu Phố Cổ chưa đầy 10km về phía Đông, ngay gần Quốc Lộ 1A. Bạn biết mình đã đến đúng khu vực khi thấy dãy cửa hàng đồ đồng dọc đường đi. Khi đến nơi, hãy chắc chắn ghé thăm chiếc chuông lớn tại nhà của ông Dương Nhi. Chuông được đúc vào năm 1820 và được khắc những dòng chứ ca ngội tài năng đúc đồng của Phước Kiều.

SHOP NOW

INSPIRED? FIND THE RIGHT ACESSORY FOR YOU

JEWLERY

DISCOVER