CÂU CHUYỆN TƠ LỤA BẢO LỘC
Ngày xửa ngày xưa, một ngôi làng nhỏ vùng cao nguyên miền Nam Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật dệt lụa được ưa chuộng của Nhật Bản và Hàn Quốc, tạo ra nhiều loại vải cao cấp nhất trong nước. Kiến thức này sau đó được truyền cho nhiều thế hệ sau này, trở thành một loại nghề thủ công quý giá của tổ tiên. Cùng tham gia hành trình đến với Bảo Lộc và khám phá nơi bắt đầu sự kỳ diệu của lụa Việt nam.
Vào giữa tháng 5, CEO và giám đốc sáng tạo của thương hiệu đã mời một nhóm người mẫu, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ trang điểm, và trợ lý tạo mẫu để khám phá những bí mật đằng sau phương pháp dệt lụa truyền thống của Bảo Lộc.
ĐỘI NGŨ
Khi đoàn vào Bảo Lộc, chúng tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mộc mạc của ngôi làng, đắm mình trong khung cảnh xinh đẹp điểm xuyết những bông hoa dại đầy màu sắc và ẩn hiện trong làn sương mù mờ ảo. Khung cảnh giống như một phiên bản cổ kính của thành phố hàng xóm nổi tiếng hơn, Đà Lạt, với những ngọn núi cao, đồi dốc và thung lũng sâu. Một màu xanh đậm với nền đất đỏ tương phản bao phủ cả khu vực trải dài ngút tầm mắt, từ những thác nước, dòng suối cho đến những đồi chè thoai thoải.
Chúng tôi gặp ông Nguyễn Trung Hiếu, một trong những nghệ nhân dệt lụa đồng hành với thương hiệu trong hơn 12 năm qua, ông đã cho chúng tôi thấy sự phức tạp của quy trình sản xuất tơ lụa…trồng cây dâu vùng cao, nuôi sâu tại trang trại, thu thập tơ từ kén, cuộn tơ rồi dệt các sợi mịn và in hoa văn bằng tay lên vải thành phẩm.
Ông Hiếu kể rằng khi chiến tranh tàn phá đất nước liên tục từ những năm 1960, nghề sản xuất tơ lụa có nguy cơ biến mất. Người dân làng Bảo Lộc đã đấu tranh để giữ gìn nghề truyền thống của tổ tiên bằng cách áp dụng các phương pháp tiên tiến đồng bộ như trồng giống dâu, áp dụng kỹ thuật nuôi tằm hiện đại. Sự kiên trì và khéo léo của người dân Bảo Lộc đã tạo nên loại lụa đẹp đến mức nó trở thành “thủ phủ lụa tơ tằm của Việt Nam” và là niềm tự hào dân tộc.
Trong suốt ba ngày, chúng tôi khám phá Bảo Lộc từ bình minh đến hoàng hôn, tận dụng những cảnh quan hùng vĩ và chụp từ cảnh trên mây đến các nhà máy công nghiệp thô sơ. Khung cảnh tuyệt đẹp của “thủ phủ lụa tơ tằm của Việt Nam” tạo nên tông màu phù hợp cho các bộ sưu tập cao cấp của chúng tôi, được thêm vẻ đẹp bởi những người mẫu và chụp bởi các nhiếp ảnh gia yêu thích của chúng tôi.
Hành trình đến Bảo Lộc là một cuộc phiêu lưu đáng kinh ngạc, nơi các người mẫu và nhiếp ảnh gia của chúng tôi khám phá quá trình tạo ra loại vải lụa trong các buổi chụp ảnh của Metiseko, cũng như nơi các nghệ nhân lụa thân thương của chúng tôi được thấy cận cảnh tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ sản phẩm thủ công của họ. Đây là một câu chuyện mà mọi người đều nhận được thành quả đáng quý, và Metiseko mong muốn được tiếp tục câu chuyện này trong nhiều năm nữa.